Dịch Covid đang gây ảnh hưởng đến kinh tế tài chính ở cả trong nước và quốc tế. Khi mà tỷ giá ngoại tệ thay đổi liên tục và có xu hướng giảm, theo dự đoán, nếu đồng USD liên tục giảm có thể dẫn đến nguy cơ lạm phát. Cùng xem tỷ giá ngoại tệ quốc tế và trong nước có gì mới trong ngày 16/8. Đầu tuần mới này, tỷ giá ngoại tệ không có sự thay đổi đáng kể so với phiên tuần trước. Cùng với sức giảm của đồng USD kéo theo giá vàng tăng một cách chóng mặt, cụ thể trong ngày 15/8 giá vàng tăng 200000 đến 300000/lượng.
Mục Lục
Tỷ giá ngoại tệ quốc tế trong ngày 16/8
Đồng đô la Mỹ đầu tuần ít biến động sau khi giảm mạnh cuối tuần trước; khi giới đầu tư chờ đợi cuộc họp của Ủy ban Thị trường mở Liên bang Mỹ (FOMC). Sáng 16/8 (giờ Việt Nam); chỉ số US Dollar Index; đo lường biến động của đồng bạc xanh với rổ 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 92,53 điểm; tăng nhẹ 0,01 điểm.
Giá USD so với các ngoại tệ lớn khác sáng nay hiện đứng ở mức: 1 euro đổi 1,1794 USD; 1 bảng Anh đổi 1,3865 USD; 1 USD đổi 109,64 yên Nhật. Đồng đô la Mỹ đã giảm sức mạnh từ phiên thứ Sáu tuần trước; sau khi thị trường tiếp nhận báo cáo về tâm lý tiêu dùng mới nhất. Tác động bởi mối lo về chủng virus Delta; chỉ số tâm lý người tiêu dùng đã giảm từ 81,2 trong tháng 7 xuống 70,2 trong tháng 8. Con số này đánh dấu mức giảm kỷ lục lớn thứ bảy trong lịch sử; và chỉ số tâm lý người tiêu dùng ở mức thấp nhất kể từ năm 2011.
Nguy cơ lạm phát từ sự sụt giảm tỷ giá ngoại tệ
CPI sụt giảm mạnh; khiến các nhà đầu tư cho rằng lạm phát Mỹ tăng mạnh; có thể chỉ là nhất thời như Fed đã từng cảnh báo. Điều này có thể sẽ khiến Fed tiếp tục trì hoãn thắt chặt chính sách tiền tệ; qua đó sức hấp dẫn của vàng đã gia tăng trở lại.
Tuần này, nhà đầu tư ngoại hối có thể theo dõi biên bản cuộc họp chính sách tháng 7 của Ủy ban Thị trường mở Liên bang Mỹ (FOMC); cùng với dữ liệu kinh tế của Mỹ và Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc sẽ công bố một số dữ liệu mới, qua đó có thể cung cấp bức tranh tổng quát về sức khỏe của nền kinh tế giữa lúc biến chủng Delta lây lan tại nhiều tỉnh, thành.
Ngoài ra, Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) sẽ nhóm họp chính sách vào giữa tuần. RBNZ được dự đoán là một trong các ngân hàng trung ương đầu tiên thuộc nhóm các nền kinh tế phát triển nâng lãi suất trong thời kỳ COVID-19.
Giá USD trong nước ngày 16/8
Phiên cuối tuần trước; Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD ở mức: 23.152 đồng. Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào bán ra ở mức 22.975 – 23.797 đồng. Tại một số ngân hàng thương mại lớn, giá USD nằm trong khoảng 22.670 – 22.710 VND/USD, bán ra ở mức 22.880 – 22.915 VND/USD.
Cuối tuần, giá Euro (mua vào – bán ra) tại một số ngân hàng: Vietcombank: 26.352 – 27.446 đồng; VietinBank: 26.362 – 27.82 đồng; ACB: 26.593 – 26.965 đồng. Trên thị trường “chợ đen”, đồng USD được giao dịch ở mức 23.125 – 23.235 VND/USD.
Giá vàng có sự thay đổi không?
Thời điểm 8h45 theo giờ Việt Nam; giá vàng thế giới đứng ở mức 1.779 USD/ounce; giữ nguyên so với mức giá chốt phiên tuần trước. Sáng nay, khi mở cửa phiên giao dịch; giá vàng đã nhích lên 1.781 USD/ounce song lại giảm ngay sau đó. Phiên cuối cùng của tuần trước; giá vàng đã bật tăng gần 30 USD/ounce. Với đà hồi phục này của kim loại quý;cả giới phân tích và nhà đầu tư đều kỳ vọng vàng sẽ tiếp tục đi lên trong những ngày tới.
Khảo sát giá vàng mới nhất của Kitco News cho thấy; tâm lý ngắn hạn trên thị trường vàng một lần nữa chuyển sang xu hướng tăng. Tuy nhiên, giới phân tích vẫn lưu ý; thị trường sẽ có thể biến động khi giá tiếp tục phục hồi sau đợt giảm gần đây.
Tại thị trường trong nước; mở cửa phiên giao dịch sáng nay; Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC mua vào bán ra ở mức 56,55-57,27 triệu đồng/lượng; chưa đổi so với chốt phiên gần nhất. Vàng Doji niêm yết giá vàng ở mức 56,15-57,7 triệu đồng/lượng; giữ nguyên so với chốt phiên hôm trước. Phú Quý SJC niêm yết giá vàng ở mức 56,55-57,55 triệu đồng/lượng; tăng 50.000 đồng/lượng so với chốt phiên liền trước.