-->

Nông nghiệp cần tầm nhìn xa hơn để phát triển toàn diện

Trong hội nghị sơ kết 6 tháng cuối năm của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn thì ngành nông nghiệp vẫn đạt được những kết quả tốt. Dù dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp khiến cho việc vận chuyển cung ứng vật tư, sản phẩm nông sản ảnh hưởng tiêu cực. Nhưng ngành nông nghiệp vẫn nổ lực vượt khó đó là vừa đảm bảo phòng chống dịch, vừa giữ đà tăng trưởng cao, phát triển tốt trên tất cả các lĩnh vực. Theo báo cáo ngành nông nghiệp tăng 3,71 % trong đó gồm trồng trọt và chăn nuôi.

Ngành nông nghiệp đạt những kết quả cao trong 6 tháng đầu năm

Sáu tháng đầu năm 2021, dù dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, tác động đến đời sống, kinh tế, xã hội, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu và gây ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất và hoạt động xuất, nhập khẩu, tiêu thụ nông lâm thủy sản, nhưng ngành nông nghiệp vẫn đạt được những kết quả cao, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

Sáng 30/6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác sáu tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ sáu tháng cuối năm, Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì hội nghị.

Theo Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng giá trị sản xuất nông lâm sản, thủy sản sáu tháng đầu năm ước đạt 3,84%, trong đó nông nghiệp (gồm trồng trọt và chăn nuôi) tăng 3,71% (chăn nuôi tăng 5,73%), lâm nghiệp tăng 3,98%, thủy sản tăng 4,25%.

Tốc độ tăng GDP ngành nông lâm sản, thủy sản sáu tháng đầu năm đạt trên 3,6%4; trong đó, nông nghiệp tăng 3,51%; lâm nghiệp tăng 3,5; thủy sản tăng 4,1%.

ngành nông nghiệp
Tốc độ tăng GDP ngành nông nghiệp tăng 3,51%

Không chỉ gia tăng sản xuất, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn còn đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản. Bộ đã thúc đẩy mở cửa thị trường nông sản với các nước như: Peru, Úc,..; chủ động nghiên cứu, dự báo, tận dụng lợi thế từ FTAs để thúc đẩy xuất khẩu nông sản; thúc đẩy lưu thông, thương mại biên giới, nắm bắt tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản.

Tìm ra các giải pháp để ứng phó kịp thời với tình hình dịch Covid-19

Ngoài ra, lãnh đạo ngành nông nghiệp còn phối hợp với Đại sứ quán, thương vụ Việt Nam tại các nước xây dựng các kênh trao đổi, cung cấp thông tin các thị trường xuất khẩu trọng tâm như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, EU và Trung Quốc…, để phân tích, đánh giá, dự báo thị trường nông sản trong và sau đại dịch Covid-19, từ đó đề ra giải pháp ứng phó kịp thời.

Song song với tiêu thụ trong nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Bộ Công thương tháo gỡ các khó khăn, điều tra nguồn gốc gỗ bất hợp pháp; tham mưu nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu nông sản đảm bảo hài hòa cân bằng cán cân thương mại.

Trong vụ vải thiều, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết hợp cùng nhiều bộ, ban, ngành khác. Tạo điều kiện cho thương nhân Trung Quốc được nhập cảnh, đàm phán thu mua vải thiều. Bộ cũng đàm phán với các nước để kết nối, thúc đẩy xuất khẩu trái cây, thủy sản sang Trung Quốc, Thái Lan, EU…

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh

Nhờ một loạt các biện pháp kịp thời, quyết liệt tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản, thủy sản sáu tháng đầu năm 2021 tăng mạnh. Vượt kế hoạch đề ra. Tổng giá trị đạt 24,23 tỷ USD, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó nông sản chính 10,40 tỷ USD, tăng 13,3%. Thủy sản 4,05 tỷ USD, tăng 12,5%. Lâm sản 8,7 tỷ USD, tăng 61,5%.

Vui mừng trước thành tích của ngành nông nghiệp, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết: “Ngành nông nghiệp cần những kế hoạch, tầm nhìn dài hơi. Chúng ta cần tập trung vào giải pháp, nhận thức những khó khăn, rào cản trong điều kiện mới. Nông nghiệp là một câu chuyện dài hơi. Kết quả của 6 tháng đầu năm sẽ là cơ sở, là động lực để ngành nông nghiệp gặt hái thành tích cao hơn trong 6 tháng cuối năm”.

ngành nông lâm thủy sản
Kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản, thủy sản sáu tháng đầu năm 2021 tăng mạnh

Vẫn còn một số tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên. Trong sáu tháng đầu năm 2021, ngành nông nghiệp vẫn còn một số tồn tại, hạn chế: Cơ cấu lại nông nghiệp mặc dù đã đạt nhiều kết quả tích cực, nhưng chưa đồng đều.

Việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Liên kết sản xuất với tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn ở một số địa phương còn chậm. Sản lượng và quy mô còn hạn chế.

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Trong khi vốn ngân sách Trung ương năm 2021 chưa giao và huy động nguồn lực khó khăn. Nhiều địa phương lúng túng trong cân đối nguồn lực thực hiện. Một số địa phương có biểu hiện chạy theo phong trào công nhận sản phẩm OCOP. Chưa chú ý đến hiệu quả của Chương trình, nhất là khơi dậy được tiềm năng, lợi thế của khu vực nông thôn.

Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Tổ chức sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp chưa phổ biến và tỷ lệ giá trị liên kết còn thấp. Việc sắp xếp, đổi mới các Công ty nông, lâm nghiệp (cổ phần hóa, thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên, giải thể…). Còn chậm tiến độ, chưa sát thực tế.

Việc triển khai giải pháp tháo gỡ khó khăn và tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại. Thúc đẩy tiêu thụ trong giai đoạn hậu dịch Covid – 19 còn chậm. Do tình hình diễn biến phức tạp, nhiều nước còn phong tỏa, hạn chế đi lại.

Ngành nông nghiệp cần có những kế hoạch, tầm nhìn dài hơi

Trong công tác chỉ đạo điều hành, một số nhiệm vụ công tác trọng tâm còn thiếu sự tập trung chỉ đạo, phối hợp. Nên kết quả chưa cao; đặc biệt trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. (11 văn bản chậm so với kế hoạch, trong đó bốn Thông tư chậm ban hành, một văn bản xin lùi thời hạn). Xây dựng các đề án (hai đề án chậm, hai đề án xin lùi thời hạn). Triển khai thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao (tám nhiệm vụ quá hạn hoàn thành). Nhiệm vụ Bộ giao còn bỏ sót, chưa đúng hạn; công tác báo cáo chưa kịp thời…

Xuất khẩu nông nghiệp
Ngành nông nghiệp cần những giải pháp trong điều kiên mới

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định: Những kết quả đạt được trong sáu tháng đầu năm ngành nông nghiệp. Sẽ là cơ sở, là động lực để ngành nông nghiệp gặt hái thành tích cao hơn trong sáu tháng cuối năm. Mặc dù vậy, Tư lệnh ngành nông nghiệp cũng cho rằng trong thời gian tới, ngành nông nghiệp cần những kế hoạch, tầm nhìn dài hơi. Trong đó, cần tập trung vào giải pháp, nhận thức những khó khăn, rào cản trong điều kiện mới.

Vừa đảm bảo phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế

Nhận định nhiệm vụ còn lại của ngành từ nay đến hết năm 2021 là rất lớn. Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước vẫn diễn biến phức tạp. Biến đổi khí hậu được dự báo sẽ tiếp tục gây nên những hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai khó lường. Đại dịch Covid-19 gây thiệt hại lớn cho sản xuất và làm suy giảm tăng trưởng ngành.

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quán triệt phương châm chỉ đạo của Chính phủ: Tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong phòng chống dịch Covid-19. Quyết tâm phải lớn, nỗ lực phải cao, hành động phải quyết liệt, hiệu quả, khẩn trương. Tranh thủ tối đa sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ. Sự giúp đỡ, hỗ trợ của cả hệ thống chính trị và nỗ lực vượt khó đương đầu với thử thách. Hành động quyết liệt, sáng tạo, đổi mới, bứt phá vươn lên trên tất cả các lĩnh vực. Trong thực hiện cơ cấu lại và xây dựng nông thôn mới của Bộ và toàn ngành.

Nên chủ động kịp thời với tình hình dịch phức tạp

Bên cạnh đó, quyết liệt trong chỉ đạo, lãnh đạo, tổ chức thực hiện và tăng cường công tác phối hợp. Thông qua đẩy mạnh sử dụng công nghệ thông tin, công nghệ số. Lựa chọn những giải pháp đột phá để chỉ đạo trong bối cảnh dịch Covid-19. Như mở cửa thị trường, áp dụng quy trình sản xuất tốt, an toàn, chất lượng…

Tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư của xã hội, doanh nghiệp. Khơi dậy niềm tin và khích lệ tinh thần đổi mới, sáng tạo khởi nghiệp toàn xã hội.

Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, bám sát tình hình thực tiễn. Để chủ động xây dựng các kịch bản, chuẩn bị cho mọi tình huống có thể xảy ra.

Chủ động thông tin kịp thời, chính xác về tình hình kinh tế xã hội, dịch bệnh. Củng cố niềm tin trong nhân dân, tạo sự đồng thuận xã hội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *