-->

Ngành gỗ đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong bối cảnh dịch Covid-19

Dù ngành gỗ đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, nhưng ngành gỗ vẫn được nhận định là đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong 6 tháng đầu năm. Như nhiều ngành khác, ngành gỗ cũng gặp nhiều khó khăn như giá cước vận chuyển tăng và nguồn nguyên liệu đầu vào củng gặp khó khăn như thường bị gián đoạn, nguyên liệu không đủ cho việc sản xuất. Ngành gỗ vẫn mang về 8,71 tỷ USD về giá trị xuất khẩu và lâm sản trong sáu tháng đầu năm.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp. Ngành gỗ vẫn đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong sáu tháng đầu năm. Giá trị xuất khẩu đạt 61% tổng kim ngạch của cả năm 2020. Nếu duy trì được đà tăng trưởng như hiện nay. Mục tiêu 14 đến 14,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu mà Chính phủ đặt ra cho ngành gỗ trong năm 2021 là hoàn toàn có thể đạt được…

Thị trường xuất khẩu gỗ chủ yếu là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc

Theo Tổng cục Lâm nghiệp, trong khi nhiều ngành hàng khác gặp khó khăn vì tình hình dịch bệnh. Giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản sáu tháng đầu năm vẫn đạt 8,71 tỷ USD. Trong đó, gỗ các loại 1,76 tỷ USD, tăng 23,6%. Sản phẩm gỗ 6,35 tỷ USD, tăng 75,4%. Lâm sản ngoài gỗ 0,6 tỷ USD, tăng 72,9%.

Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc tiếp tục là những thị trường xuất khẩu quan trọng của gỗ và lâm sản Việt Nam. Riêng giá trị xuất khẩu vào năm thị trường này ước đạt hơn 7,68 tỷ USD. Chiếm khoảng 89% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ, lâm sản của cả nước. Trong đó, xuất khẩu vào thị trường Mỹ ước đạt hơn 5 tỷ USD, tăng 99% so cùng kỳ năm 2020. Nhật Bản 0,73 tỷ USD, tăng 11%. Trung Quốc 0,82 tỷ USD, tăng 22,9%. EU 0,68 tỷ USD, tăng 54%. Hàn Quốc 0,76 tỷ USD, tăng 7%.

xuất khẩu gỗ
Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu chính của các doanh nghiệp gỗ Việt Nam.

Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu chính, quan trọng nhất của các doanh nghiệp gỗ Việt Nam. Theo Tổng cục Hải quan, nửa đầu năm 2021. Nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ chiếm tới 61,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Đạt gần 5,04 tỷ USD, tăng 93,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Ngành gỗ tiếp nhận 23 dự án mới từ 9 quốc gia

Trong lĩnh vực đầu tư, sáu tháng đầu năm. Ngành gỗ tiếp nhận 23 dự án mới từ chín quốc gia, vùng lãnh thổ. Với tổng số vốn 136,056 triệu USD. 10 lượt tăng vốn với tổng vốn tăng đạt 45,28 triệu USD. 26 lượt góp vốn mua cổ phần với tổng vốn 41,14 triệu USD. Đáng chú ý, mặt hàng giường, tủ, bàn ghế thu hút sự gia tăng ở cả ba lĩnh vực: Dự án mới, lượt tăng vốn và lượt góp vốn mua cổ phần.

thị trường ngành gỗ
Ngành gỗ đã nhận được đơn hàng xuất khẩu cho tới hết năm 2021

Theo đánh giá của Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam. Tính tới thời điểm hiện tại, phần lớn các doanh nghiệp sản xuất, chế biến gỗ. Đã nhận được đơn hàng xuất khẩu cho tới hết năm 2021. Nhu cầu xuất khẩu các mặt hàng gỗ, nhất là đồ gỗ nội thất dự kiến sẽ tiếp tục tăng mạnh. Khi các quốc gia thực hiện giãn cách xã hội, người lao động làm việc trực tuyến. Nên có nhu cầu cao về trang bị nội thất gia đình và văn phòng. Mặt khác, đây là thời điểm người tiêu dùng thế giới có thêm điều kiện mua sắm. Tìm kiếm các sản phẩm, đồ gỗ nội thất trên các trang mạng.

Do ảnh hưởng của thời tiết nên việc trồng rừng cũng gặp nhiều khó khăn

Trong khi đó, đồ gỗ Việt Nam hấp dẫn người tiêu dùng và được các doanh nghiệp tuân thủ truy xuất nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu minh bạch. Nên được khách hàng lựa chọn sử dụng. Kinh tế thế giới đang từng bước hồi phục, trong đó, các thị trường nhập khẩu chính của ngành gỗ đang phát triển kinh tế khá nhanh khiến nhu cầu tăng mạnh. Theo nhận định của các chuyên gia, những tháng còn lại của năm 2021, việc xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng đạt mục tiêu đã đề ra.

Dịch Covid-19 kéo dài ảnh hưởng tới tiến độ trồng rừng
Dịch Covid-19 kéo dài ảnh hưởng tới tiến độ trồng rừng

Thời gian vừa qua, do ảnh hưởng nắng nóng gay gắt, hanh khô, hạn hán kéo dài nhiều ngày. Đúng vào mùa đốt nương làm rẫy nên đã xảy ra một số vụ cháy rừng, gây thiệt hại về rừng. Dịch Covid-19 kéo dài ảnh hưởng tới tiến độ trồng rừng, trồng cây phân tán. Công tác kiểm tra, đôn đốc bị hạn chế; nhiều địa phương chưa tích cực chỉ đạo trồng thâm canh và chuyển hóa rừng trồng kinh doanh gỗ lớn. Chính sách khuyến khích phát triển rừng trồng kinh doanh gỗ lớn. Như chính sách hỗ trợ đầu tư và tín dụng, chính sách về đất đai, chính sách bảo hiểm, đầu tư cơ sở hạ tầng lâm nghiệp,… Còn nhiều bất cập, chưa khuyến khích được người dân, doanh nghiệp tham gia.

Tình hình hoạt động xuất nhập khẩu lâm sản vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam Đỗ Xuân Lập khẳng định. Để có nguồn nguyên liệu gỗ, việc bảo đảm tính hợp pháp của gỗ nhập khẩu là vấn đề sống còn hiện nay. Thói quen sử dụng gỗ tự nhiên, gỗ thịt, đặc biệt là các loài gỗ quý vẫn tương đối phổ biến. Trên thực tế, thói quen này đang gây ra những tổn hại về mặt môi trường và cho cả ngành gỗ. Chính phủ Mỹ đang điều tra ngành gỗ của Việt Nam dựa trên cáo buộc Việt Nam nhập khẩu gỗ nhiệt đới bất hợp pháp. Sử dụng cho tiêu dùng nội địa, một phần được đưa vào xuất khẩu. Đây là cảnh báo cho các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ cần kiểm soát tốt tính hợp pháp của nguồn gỗ nhập khẩu.

Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Nguyễn Quốc Trị cũng cho rằng. Qua phân tích số liệu những tháng đầu năm cho thấy tình hình hoạt động xuất nhập khẩu lâm sản vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, tính bền vững không cao. Do đó, các doanh nghiệp cần tuân thủ nghiêm việc nhập khẩu gỗ theo quy định. Các địa phương cần sớm quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu ổn định trong nước. Đồng thời tăng cường trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *