DGC dự kiến sẽ vận hành tối đa các dòng sản phẩm mới này sau khi đi vào hoạt động vào cuối năm 2021 – đầu năm 2022. So với sản phẩm thượng nguồn, sản phẩm chế biến sâu có giá bán và biên lợi nhuận cao hơn cũng như ít rủi ro bị đánh thuế xuất khẩu hơn. Công ty Cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (DGC) có triển vọng tích cực hơn ở mảng phốt pho sau khi Trung Quốc đẩy nhanh việc giảm công suất trong ngành này theo kế hoạch dài hạn, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho biết trong báo cáo. báo cáo mới nhất.
Mục Lục
Hoá chất Đức Giang (DGC) nâng cao giá bán
Theo các nguồn tin trong ngành, hiệu suất sản xuất của Trung Quốc đã giảm một nửa so với 2020, thúc đẩy giá hóa chất photpho tại Trung Quốc cũng như giá bán của DGC tăng. Ngoài việc áp thuế xuất khẩu 20% lên photpho vàng năm 2009, đất nước này còn cắt giảm sản xuất photpho nhằm 3 mục đích:
(1) bảo vệ nguồn tài nguyên quặng apatit cho nhu cầu nội địa,
(2) bảo vệ môi trường,
(3) cắt giảm tiêu thụ năng lượng.
Các nguồn tin trong ngành chỉ ra rằng hiệu suất các nhà máy ở Trung Quốc đã giảm từ 50% năm 2016 xuống 25% năm 2020 và thấp hơn 15% trong 2021. Tổng lượng sản xuất gần đây chỉ còn gấp 3 lần DGC. Do đó, giá photpho vàng và axit photphotic nhiệt (TPA) đã tăng vọt lần lượt 70% và 36% từ đầu năm – mà chủ yếu là trong vài tháng vừa qua.
Hoá chất Đức Giang – Hưởng lợi từ Trung Quốc cắt giảm sản lượng
Theo đó, VCSC dự báo một triển vọng tươi sáng cho các sản phẩm photpho chế biến sâu của DGC. Nhờ vào việc Trung Quốc cắt giảm sản lượng. DGC kỳ vọng sẽ chạy tối đa công suất các dây chuyền sản phẩm mới này. Sau khi đưa vào hoạt động vào cuối 2021 – đầu 2022.
Nếu so sánh với sản phẩm đầu nguồn, các sản phẩm chế biến sâu có giá bán và biên lợi nhuận cao hơn. Cũng như ít rủi chịu thuế xuất khẩu hơn. Ví dụ, TPA hiện đang mang lại lợi nhuận ròng gần gấp đôi so với photpho vàng trên cùng một hàm lượng photpho, theo DGC.
VCSC dự báo tăng trưởng EV/EBITDA
VCSC tăng dự báo mục tiêu EV/EBITDA thêm khoảng 20% lên 8,5 lần. Và tăng dự báo EBITDA cốt lõi giai đoạn 2021-2023 (không bao gồm đóng góp từ mảng bất động sản) thêm 17%. Cùng với đó, giá bán trung bình (ASP) giai đoạn 2021-2023 (dựa trên hàm lượng photpho) cũng dự báo tăng thêm 12%.
Tuy nhiên, yếu tố này bị ảnh hưởng một phần bởi giá nguyên liệu đầu vào tăng cao. Và khả năng việc khởi công dự án xút-clo bị trì hoãn. (hiện dự kiến được thực hiện vào cuối quý 1/2023 so với đầu năm 2023 trước đây). Dự án này bị trì hoãn do quá trình giải phóng mặt bằng và thủ tục pháp lý tiến triển chậm.
Hoá chất Đức Giang sẽ được nâng giá bán ở nhiều sản phẩm
Giá bán của DGC cũng tăng cao ở hầu như mọi sản phẩm. Đặc biệt trong vài tháng vừa qua. Theo DGC, giá bán phothpo vàng và TPA đãn tăng khoảng 20% từ đầu năm. Còn trong mảng photphat nông nghiệp. Công ty cũng ghi nhận giá bán tang mạnh ở cả WPA. Phân bón và phụ gia thức ăn chăn nuôi nhờ nhu cầu toàn cầu và trong nước mạnh mẽ và giá nguyên liệu đầu vào cũng tăng mạnh.
Dù vậy, vẫn có rủi ro từ những thay đổi trong các quy định trong nước. Hoặc nước ngoài về photpho (đặc biệt là thuế xuất khẩu), sẽ ảnh hưởng đến biên lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của công ty; các sự cố môi trường tiềm ẩn có thể dẫn đến gián đoạn trong hoạt động kinh doanh; giá điện đang tăng ở Việt Nam (chi phí đầu vào lớn); rủi ro thực hiện của dự án xút-clo sắp tới.
DGC lãi sau thuế 625 tỷ đồng trong 6 tháng
Cụ thể, quý II/2021, Hóa chất Đức Giang đạt doanh thu thuần 2.039 tỷ đồng. Tăng 29,3% so với quý II năm ngoái. Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 495 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp đạt 24,3%. Chi phí bán hàng tăng gần gấp đôi, lên 122 tỷ đồng. Chi phí tài chính giảm được gần 16 tỷ đồng, xuống còn 20,7 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 333 tỷ đồng, tăng 23,7% so với quý II năm ngoái. Trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt gần 322 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, Hóa chất Đức Giang đạt doanh thu thuần 3.988 tỷ đồng. Tăng 28,8% so với nửa đầu năm ngoái, trong đó riêng doanh thu bán hàng xuất khẩu đạt 2.812 tỷ đồng. Chiếm trên 70% tổng doanh thu, còn lại là hàng bán trong nước.