-->

Giá dầu thế giới giảm giữa đầu tháng 8 theo IEA

Trong giữa đầu tháng 8, giá xăng dầu tại thị trường Châu Á biến động nhẹ sau khi Mỹ kêu gọi các nhà sản xuất dầu chủ chốt tăng sản lượng. Điều này khiến cho thị trường thêm phần lo ngại về nguồn cung cấp. Bởi vì hiện tại hầu hết các nền kinh tế đang nới lỏng biện pháp để phòng chống đại dịch covid 19. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại Mỹ vẫn bất chấp sự gia tăng dầu trong diễn biến dịch bệnh do triển vọng nhu cầu của Mỹ. Hãy cập nhật giá dầu thế giới giảm giữa đầu tháng 8 theo IEA với những thông tin mới nhất cùng warnrbros.com!

Giá dầu châu Á biến động nhẹ trong ngày 12/8

Tại thị trường châu Á, giá dầu Brent giao kỳ hạn giảm 17 xu Mỹ (0,2%) xuống 71,27 USD/thùng vào lúc 13 giờ 50 phút ngày 12/8 (theo giờ Việt Nam). Trước đó, cũng trong phiên này, giá dầu Brent có lúc ở mức 71,69 USD/thùng. Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao kỳ hạn cũng giảm 23 xu Mỹ (0,3%) xuống 69,02 USD/thùng. Trước đó, cũng trong phiên này, giá dầu WTI có lúc ở mức 69,51 USD/thùng.

Edward Moya, nhà phân tích cấp cao của công ty dịch vụ tài chính OANDA (Canada) cho biết. Giá dầu thô đang đi xuống xuất phát từ việc Tổng thống Mỹ Joe Biden kêu gọi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh. Hay còn gọi là OPEC+, tăng sản lượng dầu thô để hạn chế giá xăng dầu đang tăng.

Giá dầu châu Á biến động nhẹ trong ngày 12/8.
Tăng sản lượng dầu thô để hạn chế giá xăng.

Hồi tháng 7/2021, OPEC+ tuyên bố 23 thành viên của nhóm nhất trí từ tháng 8 – 12/2021 sẽ cung cấp cho thị trường thêm 2 triệu thùng/ngày. Tức là hàng tháng tăng sản lượng thêm 400.000 thùng/ngày. OPEC+ sẽ “đánh giá các diễn biến thị trường” vào tháng 12 tới. OPEC+ cũng nhất trí kéo dài thỏa thuận nới lỏng cắt giảm sản lượng cho đến cuối năm 2022. Thay vì đến tháng 4/2022 như kế hoạch trước đó.

Nhu cầu xăng dầu có nguy cơ đảo chiều

Theo báo cáo mới đây của IEA, đà tăng của nhu cầu dầu đã đảo chiều và giảm 120.000 thùng/ngày trong tháng Bảy. Do sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta đã làm ảnh hưởng hoạt động giao hàng ở Trung Quốc, Indonesia và nhiều nước khác ở châu Á.

Ngoài ra, IEA dự đoán nhu cầu dầu sẽ tăng chậm hơn nhiều trong nửa cuối năm nay. Khi các biện pháp hạn chế được tái áp đặt ở nhiều nước tiêu thụ dầu lớn. Đặc biệt ở châu Á, được dự đoán sẽ làm giảm hoạt động đi lại và tiêu thụ dầu.

Trong khi đó, trong báo cáo được công bố cùng ngày, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) vẫn giữ nguyên dự đoán nhu cầu dầu của thế giới sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021 và 2022. Bất chấp những lo ngại về sự lây lan của biến thể Delta.

Báo cáo này được đưa ra một ngày sau khi Mỹ hối thúc OPEC và các nước đồng minh. Hay còn gọi là OPEC+, gia tăng sản lượng dầu để kìm hãm đà tăng của giá xăng. Vốn được xem là một mối đe dọa đối với đà phục hồi kinh tế toàn cầu

Giá dầu châu Á tiếp tục giảm trong ngày 16/8

Nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu có nguy cơ giảm mạnh bởi diễn biến của dịch Covid-19 và mùa hè nắng nóng. Tiếp tục khiến giá xăng dầu hôm nay tiếp tục giảm từ mức thấp nhất 4 tháng. Tính đến đầu giờ sáng ngày 16/8, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 10/2021 đứng ở mức 67,73 USD/thùng. Giảm 0,48 USD/thùng trong phiên.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 10/2021 đứng ở mức 70,03 USD/thùng, giảm 0,56 USD/thùng trong phiên. Giá dầu ngày 16/8 tiếp tục giảm mạnh khi lo ngại về triển vọng nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu không như kỳ vọng ngày một lớn.

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia khiến nhu cầu đi lại của người dân giảm mạnh. Trong khi mùa hè nắng nóng đã đạt đỉnh. Chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất toàn cầu cũng bị hạn chế. Việc lưu thông hàng hoá toàn cầu trở lên khó khăn hơn khi các nước tái áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Giá dầu chịu áp lực giảm giá bởi dự báo tiêu cực của IEA

Giá dầu chịu áp lực giảm giá bởi dự báo tiêu cực của IEA.
Giá dầu châu Á tiếp tục giảm trong ngày 16/8.

Cụ thể, theo báo cáo hàng tháng của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu sẽ tăng thêm 5,3 triệu thùng/ngày. Đạt lên mức trung bình 96,2 triệu thùng ngày trong nửa cuối năm 2021. Giảm 500.000 thùng/ngày so với các dự báo trước đó.

Cũng tại báo cáo trên, IEA cho biết, nhu cầu dầu toàn cầu đã “đột ngột đảo chiều” vào tháng trước. Giảm nhẹ sau khi tăng 3,8 tiệu thùng/ngày vào tháng 7. Nguyên nhân của hiện tượng này là do dịch Covid-19 diễn biến lan mạnh. Do đó làm gián đoạn hoạt động của nhiều nước châu Á.

Ở chiều hướng ngược lại, IEA cho biết sản lượng dầu khai thác toàn cầu lại đang có xu hướng tăng. Xảy ra sau khi OPEC+ tăng sản lượng khai thác. Tại thị trường trong nước, hiện giá xăng dầu trong nước hôm nay ghi nhận giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 20.498 đồng/lít. Giá xăng RON 95-III không cao hơn 21.681 đồng/lít. Giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 16.173 đồng/lít. Giá dầu hỏa không cao hơn 15.179 đồng/lít. Giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 15.405 đồng/kg.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *