-->

Kiến nghị tiêm Vaccine Covid 19 cho công nhân thủy sản

Theo thông tin được cập nhật mới nhất hiện nay, đã có 21 nhà máy chế biến và xuất khẩu thủy hải sản nhiễm Covid 19. Vì thế, các nhà máy phải tạm thời đóng cửa và ngừng hoạt động. Trong đó chỉ có 82 nhà máy được phép áp dụng giải pháp “3 tại chỗ” để duy trì chuỗi cung ứng trong tình hình dịch phức tạp này. Nhìn khái quát được tình hình nguy cấp có thể đứt hãy chuỗi sản xuất nông thủy sản. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam Kiến nghị tiêm Vaccine Covid 19 cho công nhân thủy sản với Thủ tướng Chính phủ. Warnrbros.com sẽ cung cấp thông tin chi tiết dưới đây!

Nguy cơ đứt gãy chuỗi sản xuất, chế biến nông thủy sản

Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về tình hình sản xuất, cung ứng nông sản của 19 tỉnh. TP Nam bộ thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết, được tiêm vaccine phòng COVID-19 là mong mỏi lớn nhất của các doanh nghiệp lúc này để duy trì chuỗi cung ứng. Bởi có một thực tế, chuỗi ngành hàng sản xuất nông nghiệp đang bị ảnh hưởng. Do nhiều nhà máy chế biến thủy sản, chế biến gỗ phải tạm đóng cửa do không thể duy trì “3 tại chỗ”.

Kiến nghị tiêm Vaccine Covid 19 cho công nhân thủy sản.
Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Đơn cử như ngành chế biến thủy sản. Do tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, các công ty chế biến thủy sản. Đặc biệt tại khu vực Nam Bộ. Chiếm 65% lượng thủy sản xuất khẩu đang rơi vào tình cảnh hết sức khó khăn. Sản xuất và xuất khẩu thủy sản sụt giảm đáng kể nhất. Nhất là từ nửa cuối tháng 7 (giảm 15-20%) so với 6 tháng đầu năm khiến kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 7 giảm 4% so với cùng kỳ năm 2020. Dự tính công suất các nhà máy chế biến thủy sản của cả vùng giảm chỉ còn 30 – 40%”.

Kiến nghị tiêm Vaccine Covid 19 cho công nhân thủy sản

VASEP xin kiến nghị Bộ Y tế hoàn thiện bộ quy tắc và tổ chức huấn luyện cho các tỉnh và doanh nghiệp thực hiện “Y tế tại chỗ”.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) mới đây gửi công văn số 89/CV-VASEP tới Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan để báo cáo các khó khăn trong phòng, chống dịch Covid-19 tại các nhà máy chế biến thuỷ sản.

Doanh nghiệp có thể tạm dừng vì chỉ thị 16

Theo VASEP, hầu hết các tỉnh thành thực hiện Chỉ thị 16 đã yêu cầu các doanh nghiệp chỉ được duy trì hoạt động khi đảm bảo điều kiện “3 tại chỗ”. Hoặc “1 cung đường – 2 địa điểm” để phòng, chống dịch bệnh lây lan vào các nhà máy, các khu công nghiệp. Tuy nhiên, thực tế thực hiện phát sinh nhiều khó khăn. Bất cập tác động lớn tới việc bảo đảm an toàn phòng chống dịch cũng như nỗ lực duy trì sản xuất, xuất khẩu.

Trước tình hình trên, VASEP đề xuất, kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ để phục hồi sản xuất, chuỗi cung ứng. Cũng như sinh kế cho hàng triệu công nhân và nông, ngư dân khai thác, sản xuất nguyên liệu thủy sản. Về giải pháp trước mắt: Tiêm vaccine và thực hiện mục tiêu kép với trọng tâm mới.

Kiến nghị ưu tiên cho công nhân ngành thủy sản.
Ưu tiên cho công nhân thủy sản để tiếp tục duy trì hoạt động.

Kiến nghị ưu tiên cho công nhân ngành thủy sản

Theo VASEP, hiện với biến thể mới của Covid-19 khiến diễn biến dịch ngày càng phức tạp. Chính quyền các địa phương và doanh nghiệp rất nỗ lực để thực hiện mục tiêu kép thời gian qua, bao gồm cả phương thức “3 tại chỗ”. Hiệp hội thấy rằng, dù việc chống dịch là nhiệm vụ cần ưu tiên hàng đầu. Nhưng vẫn phải duy trì sản xuất và lưu thông những mặt hàng thiết yếu và phục hồi sản xuất, xuất khẩu.

Do thực tế lượng vaccine còn hạn chế. VASEP đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét thứ tự ưu tiên các thành phần được tiêm vaccine ngừa covid-19. Theo đó, sau những người làm tại các cơ sở y tế và những cán bộ liên quan phải tiếp xúc với người dân, người cao tuổi, người có bệnh nền thì thứ tự tiếp theo là những người lao động. Người lao động này thuộc nhóm sản xuất, lưu thông các mặt hàng thiết yếu. Hay àm việc trong các nhà máy, các khu công nghiệp. Đặc biệt ưu tiên tiêm vắc xin cho lực lượng lao động tại các nhà máy đang áp dụng phương thức “3 tại chỗ” tại các địa phương.

Các giải pháp được đề xuất trong hoàn cảnh dịch bệnh

Về giải pháp dài hạn: Ngành thuỷ sản Việt Nam sẽ phải sống chung với đại dịch lâu dài. Trước tình hình dịch bệnh phức tạp, VASEP đề xuất một số biện pháp trong dài hạn.

Giải pháp thứ nhất

VASEP xin kiến nghị Bộ Y tế hoàn thiện bộ quy tắc và tổ chức huấn luyện cho các tỉnh và doanh nghiệp thực hiện “Y tế tại chỗ” . Nghĩa là các doanh nghiệp sẽ chủ động sử dụng tổ y tế, trạm y tế của nhà máy. Công ty tự tổ chức xét nghiệm cho lao động mỗi tháng 2 lần. Mẫu xét nghiệm sẽ gửi cho cơ quan y tế. Kết quả tự xét nghiệm của doanh nghiệp được áp dụng trong lưu thông và giao dịch. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) cũng sẽ tổ chức xét nghiệm cho doanh nghiệp 1 lần/tháng. Như vậy sẽ đảm bảo mỗi công nhân được xét nghiệm 3 lần/tháng.

Giải pháp được đề xuất trong hoàn cảnh dịch bệnh.
Thực hiện “1 cung đường – 2 địa điểm”.

Giải pháp thứ hai

Thứ hai, hướng dẫn thực hiện “1 cung đường – 2 địa điểm”. Nghĩa là công nhân đã được chích vaccine. Và khu vực cư trú của công nhân là địa điểm ngoài nhà máy. Theo đó cùng với hướng dẫn thống nhất trên toàn quốc.

Giải pháp thứ ba

Thứ ba, hỗ trợ công nhân, người lao động gặp khó khăn trong đại dịch Covid-19.

Giải pháp thứ tư

Thứ tư, hỗ trợ doanh nghiệp. Theo VASEP, Chính phủ đã có Nghị quyết 68 và Quyết định 23 với các chính sách. Thêm vào đó cùng với các cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên bình diện chung, việc thực thi còn chậm với nhiều lý do.

Trong tình trạng khẩn cấp hiện nay và những phát sinh trong việc duy trì sản xuất “3 tại chỗ”. Để có các hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay. VASEP cho rằng cần có chỉ đạo để chính quyền địa phương và doanh nghiệp. Hoặc hiệp hội khẩn trương triển khai các gói hỗ trợ của Chính phủ. Bên cạnh đó là các chính sách về giảm lãi suất vay ngân hàng, giảm tiền điện…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *