Xu hướng thị trường trái phiếu 6 tháng cuối năm có rất nhiều biến động khiến nhiều doanh nghiệp lúng túng khi đầu tư. Khi chưa có bài toán đầu tư hiệu quả nhiều doanh nghiệp làm liều đầu tư vào trái phiếu có lãi suất cao. Chuyên gia tài chính cảnh báo trái phiếu có lãi suất cao tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Doanh nghiệp có thể lỗ lặng; hoặc tay trắng nếu không tính toán kỹ mà đầu tư vào kênh trái phiếu này.
Ngay lúc này nhà đầu tư nên cân nhắc kỹ thị trường để đưa ra những quyết định đúng đắn. Lựa chọn một kênh đầu tư hiệu quả và an toàn sẽ quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn.
Khó tiếp cận vốn ngân hàng; đặc biệt ở những lĩnh vực ngành nghề không ưu tiên; nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh phát hành trái phiếu với lãi suất cao.
Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp (DN) tiếp tục cao hơn nhiều so với kênh gửi tiết kiệm ngân hàng (NH); thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. Dù vậy, nhiều chuyên gia khuyến cáo cần cẩn trọng trong bối cảnh dịch Covid-19 phức tạp khiến hoạt động của DN còn khó khăn.
Mục Lục
Sôi động phát hành trái phiếu doanh nghiệp với lãi suất cao
Báo cáo thị trường trái phiếu DN của Công ty Chứng khoán SSI cho thấy trong quý II/2021, thị trường sơ cấp rất sôi động với hơn 164.000 tỉ đồng trái phiếu DN được phát hành; gấp 3,7 lần lượng phát hành của quý đầu năm; tăng gần 29% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nửa năm 2021 tổng lượng trái phiếu DN phát hành là hơn 208.000 tỉ đồng
Tính chung nửa đầu năm nay, tổng lượng trái phiếu DN phát hành là hơn 208.000 tỉ đồng; tăng 18,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Các DN bất động sản dẫn đầu với lượng phát hành trái phiếu lên tới 92.300 tỉ đồng; chiếm 44,2% tổng lượng phát hành trên thị trường.
Hiện lãi suất tiền gửi bình quân kỳ hạn dài trên 12 tháng theo thống kê của NH Nhà nước là 5,6 – 6,7%/năm. Trong khi đó, lãi suất phát hành bình quân của trái phiếu DN (trừ trái phiếu NH) trong quý II là 9,95%/năm; giảm 0,33 điểm % so với quý đầu năm.
Lãi suất phát hành trái phiếu DN nằm trong xu hướng giảm từ quý II/2020 đến nay nhưng ở mức rất nhỏ
Dù lãi suất phát hành trái phiếu DN nằm trong xu hướng giảm từ quý II/2020 đến nay nhưng ở mức rất nhỏ so với đà giảm sâu của lãi suất tiền gửi. Theo SSI, chênh lệch lãi suất trái phiếu DN và lãi suất tiền gửi tiếp tục duy trì ở mức cao.Chính là động lực chính giúp phân khúc này tiếp tục tăng trưởng mạnh; hấp dẫn nhà đầu tư.
Trong báo cáo thị trường bất động sản quý II/2021, Bộ Xây dựng dẫn số liệu của Vụ Tài chính NH – Bộ Tài chính cho thấy lũy kế 6 tháng đầu năm, tổng khối lượng phát hành trái phiếu DN đạt 192.203 tỉ đồng. Trong đó, trái phiếu DN phát hành riêng lẻ đạt 176.828 tỉ đồng; tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Số liệu báo cáo của Hiệp hội Trái phiếu Việt Nam nêu rõ: Trong lĩnh vực bất động sản – xây dựng, 26% trái phiếu phát hành không có tài sản bảo đảm; hoặc bảo đảm bằng cổ phần, cổ phiếu. Lãi suất phát hành trái phiếu bất động sản chủ yếu dao động trong khoảng 9,5-11%/năm. Riêng lãi suất trái phiếu mà các NH phát hành thấp hơn và có sự phân hóa; dao động từ 3%- 7,5%/năm.
Theo Công ty Chứng khoán SSI, trong nửa đầu năm 2021, có 29.000 tỉ đồng trái phiếu bất động sản được bảo đảm hoàn toàn bằng cổ phiếu hoặc không có tài sản bảo đảm. Nếu tính cả các trái phiếu bất động sản được bảo đảm một phần bằng cổ phiếu, con số này là gần 60.000 tỉ đồng; chiếm 64% tổng lượng trái phiếu bất động sản đã phát hành.
Một số doanh nghiệp phát hành trái phiếu cao ngất ngưởng
Cá biệt, theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, có DN thông báo phát hành trái phiếu riêng lẻ năm 2021 với mức lãi suất cao ngất ngưởng. Chẳng hạn, Vset Group đang thông báo phát hành trái phiếu DN không chuyển đổi; không có bảo đảm bằng tài sản; không kèm chứng quyền với lãi suất cố định 12%/năm và thưởng lên đến 50% lãi suất thực nhận. Theo giới thiệu của nhân viên công ty này, nhà đầu tư mua trái phiếu có thể nhận lãi suất lên tới 18,8%/năm; kỳ hạn trái phiếu từ 12-60 tháng; mệnh giá từ 5 triệu đồng… Tuy nhiên, trái phiếu của Vset Group do công ty phát hành riêng lẻ; không thông qua đại lý nào.