-->

Những thành quả mang lại từ hiệp định EVFTA

Sau một năm thực hiện Hiệp đinh EVFTA đã đem lại những thành quả tích cực cho nhiều ngành xuất khẩu, và củng là động lực mạnh mẽ để phát triển quan hệ hợp tác trong thời gian tới giữa Việt Nam – EU. Hiệp định EVFTA đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế như lần đầu tiên Việt Nam đưa hạt gạo vào thị trường EU đã đạt 5,2 triệu USD. Ngoài ra ngành xuất khẩu nông, lâm nghiệp như các sản phẩm từ cao su, gạo, sản phẩm mây tre, cói, ngày giày dép, dệt may củng tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ.

EVFTA mang lại “quả ngọt” cho nhiều ngành hàng xuất khẩu

Dù là một Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới có tiêu chuẩn cao. Mức độ cam kết sâu rộng, sau một năm đi vào thực thi (1/8/2020-1/8/2021). EVFTA đã mang lại “quả ngọt” cho nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam. Và là một FTA được doanh nghiệp Việt Nam tận dụng tốt nhất.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, giá trị thương mại giữa Việt Nam và EU đạt 27 tỷ USD. Tăng hơn 18% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là một thành tựu đáng kể trong bối cảnh dịch bệnh toàn cầu. Con số này sẽ tiếp tục tăng khi Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA) có hiệu lực. Sau khi được phê chuẩn ở từng quốc gia thành viên EU.

Hiệp định EVFTA
Hiệp định EVFTA đã mang đến những kết quả tích cực cho nhiều ngành xuất khẩu

Gạo một trong những mặt hàng tận dụng tốt nhất từ EVFTA

Gạo là một trong những mặt hàng đã tận dụng khá tốt những ưu đãi từ EVFTA để tăng xuất khẩu. Chỉ trong nửa đầu năm 2021, dù chịu ảnh hưởng mạnh của dịch bệnh Covid-19. Song xuất khẩu gạo Việt Nam sang EU đã đạt 5,2 triệu USD, tăng 3,73% so với cùng kỳ.

Là một trong những doanh nghiệp đầu tiên đưa hạt gạo sang EU ngay từ những ngày đầu EVFTA có hiệu lực. Ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (TP Cần Thơ). Chia sẻ, trước khi EVFTA có hiệu lực, Trung An đã xuất khẩu gạo tới một số thị trường thuộc Liên minh châu Âu (EU) là Thụy Sĩ, Pháp, Đức… với sản lượng vài ngàn tấn mỗi năm.

Với nhiều ưu đãi do được giảm thuế. EVFTA được kỳ vọng sẽ mang lại cơ hội lớn hơn cho ngành gạo Việt nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói riêng. Bởi EU chấp nhận cho Việt Nam hạn ngạch xuất khẩu 80 nghìn tấn mỗi năm thuế suất 0%. Đây là hạn mức rất cao so với con số hạn ngạch khi EVFTA chưa có hiệu lực (24 nghìn tấn/năm).

xuất khẩu gạo sang thị trường EU
Xuất khẩu gạo Việt Nam sang EU đã đạt 5,2 triệu USD

EU sẽ nhập khẩu 80 nghìn tấn gạo của Việt Nam theo hạn ngạch

“Thực tế, dù có thâm niên hàng chục năm xuất khẩu gạo sang EU. Nhưng trước đây, sản phẩm gạo Việt luôn bị lép vế ở thị trường EU. Trong khi thị trường này có xu hướng ưu tiên cho Campuchia, Thái Lan thông qua thuế suất thấp. Do vậy, EVFTA mang lại cơ hội lớn cho gạo Việt cạnh tranh với gạo của các quốc gia khác. Khi xuất khẩu sang EU sẽ tăng lên rất nhiều”, ông Phạm Thái Bình kỳ vọng.

Thực tế, chỉ sau vài tháng có hiệu lực, trong nửa đầu năm nay. Doanh nghiệp đã xuất khẩu đến 5,2 triệu tấn sang EU. Vượt qua con số hạn ngạch mà thị trường này cho phép. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã tận dụng tốt EVFTA ở cả việc giảm thuế. Và việc quảng bá thương hiệu, lan rộng sự nhận biết ở thị trường.

Theo Thương vụ Việt Nam tại EU, Bỉ và Luxembourg. Mới đây, EU đã ban hành Quy định thực thi số (EU) 2021/760 sửa đổi các quy định cũ. Liên quan đến quản lý một số hạn ngạch thuế quan có giấy phép về hạn ngạch xuất khẩu gạo. Việc thực thi quy định mới về hạn ngạch nhập khẩu gạo Việt Nam trong EVFTA sẽ có hiệu lực từ đầu năm 2022. Theo đó, mỗi năm, EU sẽ nhập khẩu 80 nghìn tấn gạo của Việt Nam theo hạn ngạch. Gồm 30 nghìn tấn gạo xát, 20 nghìn tấn gạo chưa xát và 30 nghìn tấn gạo thơm…

Các mặt hàng xuất khẩu nông, lâm nghiệp và ngành dày dép củng tăng

Cùng với hạt gạo, rất nhiều mặt hàng khác của Việt Nam đã tận dụng tốt EVFTA. Chỉ sau một năm Hiệp định này có hiệu lực. Theo Bộ Công thương, 6 tháng đầu năm 2021. Tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế EVFTA với hàng xuất khẩu lên đến 29,09%. Nhiều mặt hàng nông, lâm nghiệp xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đã có mức tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ năm 2019. Cụ thể như: sản phẩm từ cao su đạt 61 triệu USD tăng 56,91%. Gạo đạt 5,2 triệu USD tăng 3,73%. Sản phẩm mây, tre, cói và thảm đạt 70,5 triệu USD, tăng 33,75%. Rau quả đạt 63,8 triệu USD, tăng 12,5%…

Ngoài ra, ngành giày dép cũng tận dụng khá tốt cơ hội từ EVFTA. Hiện nay, trên 99% kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU đều được hưởng ưu đãi từ hiệp định. Thậm chí, đối với dệt may, ngành trước đây được cho là khó khăn trong việc đáp ứng quy định xuất xứ. Nhưng bước đầu cũng đã tận dụng cơ hội từ hiệp định.

Ngoài mang lại lợi ích kinh tế còn tạo nhiều cơ hội tiếp cận cho các bên

Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương) khẳng định. Việc Việt Nam tham gia vào một trong những hiệp định thương mại thế hệ mới như EVFTA với một đối tác lớn như EU. Ngoài lợi ích về thương mại, còn tạo cho nước ta nhiều cơ hội tiếp cận với nhiều lĩnh vực tiềm năng. Đi kèm với mức độ áp dụng công nghệ cao vào những lĩnh vực đó.

Đơn cử như lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Đây là lĩnh vực tiềm năng mà trong đó nước ta có thể nhận được sự chuyển giao giải pháp công nghệ cao trong nông nghiệp, sản xuất chế biên nông sản, thực phẩm. EVFTA và EVIPA là cơ hội để Việt Nam có thể tiếp cận được tiềm năng về vốn, công nghệ của EU.

Bên cạnh đó, EVFTA còn tạo điều kiện cho những lợi ích thương mại, đầu tư lâu dài thông qua cải cách thể chế. Tính đến nay, Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan đã sửa đổi, ban hành mới 8 văn bản quy phạm pháp luật. Những văn bản này ở cấp Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư. Trong các lĩnh vực liên quan đến thuế quan, nông nghiệp, xuất xứ hàng hóa và phòng vệ thương mại.

những thế mạnh từ hiệp định EVFTA
EVFTA là cơ hội để Việt Nam có thể tiếp cận được tiềm năng về vốn, công nghệ của EU.

Hướng tới lợi ích lâu dài

Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 45/2020/NĐ-CP về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Và Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025. Tập trung cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% số quy định và 20% chi phí tuân thủ. Liên quan đến hoạt động kinh doanh cho người dân, doanh nghiệp.

Lợi ích ban đầu là vậy, tuy nhiên, mỗi FTA đều hướng tới lợi ích lâu dài. Cho nên, một năm ban đầu được tạm gọi là quá trình tập dượt để thực thi hiệp định. Ông Lương Hoàng Thái khẳng định, trong một năm này, tất cả các địa phương, bộ, ngành đều chưa thể xử lý tất cả các quan ngại, rào cản. Mà doanh nghiệp gặp phải khi xuất khẩu sang thị trường EU và ngược lại. Trên các cơ sở thông tin từ các bộ, ngành, địa phương, Bộ Công thương sẽ trình Thủ tướng Chính phủ. Tăng cường cải thiện hơn nữa chương trình hành động chung của Chính phủ trong việc thực thi EVFTA.

“Trong giai đoạn đầu, ta tập trung ngành đang có lợi thế xuất khẩu sang EU như thủy sản, da giày, dệt may, một số sản phẩm nông nghiệp… Nhưng về lâu dài, cần tập trung vào các ngành có tiềm năng phát triển trong tương lai. Như năng lượng tái tạo, ô tô sử dụng năng lượng sạch… Đây là định hướng trong chương trình thực thi EVFTA thời gian tới”, ông Thái cho biết.

Thống nhất quy chế làm việc để tạo lợi ích cho 2 bên

Mới đây, tại Kỳ họp lần thứ nhất Ủy ban thương mại EVFTA. Bộ trưởng Công thương và Cao ủy Thương mại EU. Đã thống nhất quy chế làm việc để xử lý và đáp ứng nhanh nhất những vấn đề phát sinh trong quá trình thực thi EVFTA. Đặc biệt là vấn đề tạo ra rào cản đối với thương mại, đầu tư của cả 2 bên.

Hiện nay, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, làm sao để luồng lưu chuyển hàng hóa giữa 2 bên. Đặc biệt liên quan đến xử lý dịch bệnh như vaccine, thuốc chữa bệnh, vật phẩm y tế, có thể thông suốt… Phía Việt Nam, trong đó có Bộ Y tế, Bộ Công thương đã cam kết mạnh để xử lý vấn đề này. Với sự hợp tác của EU, Việt Nam kỳ vọng sẽ thực hiện đúng Kế hoạch hành động mà Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ban hành. Từ đó xử lý tốt những vấn đề phát sinh, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *