-->

Nhu cầu huy động vốn của doanh nghiệp tăng cao

Số liệu báo cáo mới nhất của Bộ tài chính 6 tháng đầu năm giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục tăng cao. Nửa cuối năm 2021 nhu cầu phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Lãi suất của trái phiếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục tăng cao so với lãi suất ngân hàng. Nó là một trong những nhân tố thúc đẩy sự quan tâm từ những nhà đầu tư. Tuy nhiên theo báo cáo mới nhất của Bộ tài chính 76% trái phiếu trên thị trường là trái phiếu không có tài sản bảo đảm. Do đó nguy cơ tiềm ẩn những rủi ro cho nhà đầu tư là không nhỏ. Nhà đầu tư nên cẩn trọng khi lựa chọn đầu tư trái phiếu.

Thông tin cụ thể như thế nào cùng đọc bài viết của chúng tôi.

Trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng đều ở 6 tháng cuối năm

Trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng đều ở 6 tháng cuối năm
Trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng đều ở 6 tháng cuối năm

Việc tiếp cận vốn tín dụng giá rẻ của các ngân hàng không dễ đã khiến nhu cầu huy động vốn vay thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp vẫn tăng…

6 tháng đầu năm 2021, thị trường trái phiếu doanh nghiệp duy trì đà tăng trưởng; ghi nhận một số kết quả tích cực. Nửa cuối năm 2021, nhu cầu trái phiếu doanh nghiệp được dự báo tiếp tục ở mức cao.

Theo số liệu của Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2021, khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là 168.702 tỷ đồng; tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2020. Trái phiếu do các tổ chức tín dụng phát hành chiếm tới 40,2% tổng khối lượng phát hành.

Trong khi đó, các doanh nghiệp bất động sản ít huy động vốn qua trái phiếu hơn; chỉ chiếm 13,2% tổng khối lượng phát hành. Tổng khối lượng huy động trái phiếu của nhóm này giảm tới 55,5% so với cùng kỳ năm 2020. Lãi suất phát hành bình quân 6 tháng đầu năm 2021 là 7,9%/năm; giảm 1,6%/năm so với mức 9,5% cùng kỳ năm 2020.

Xét cơ cấu theo nhà đầu tư, công ty chứng khoán là nhà đầu tư chính trên thị trường sơ cấp; chiếm 44,4% tổng khối lượng phát hành. Tỷ trọng nhà đầu tư cá nhân là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trên thị trường sơ cấp chiếm 5,7% khối lượng phát hành; giảm mạnh so với tỷ trọng 12,68% nhà đầu tư cá nhân năm 2020.

Nhận định từ các chuyên gia về thị trường trái phiếu 6 tháng đầu năm thông qua các nghị định mới

Các chuyên gia cho rằng, diễn biến nửa đầu năm 2021 trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp cho thấy bước đầu có sự dịch chuyển từ phát hành riêng lẻ sang phát hành ra công chúng sau khi có các văn bản pháp luật mới được ban hành để hoàn thiện hơn khung pháp lý cho thị trường trái phiếu; bao gồm: Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định về chào bán và giao dịch trái phiếu riêng lẻ; chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

Nghị định số 155/2020/NĐ-CP

Một văn bản nữa là Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán; (bao gồm nội dung quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng).

Nghị định 153

Trong đó, Nghị định 153 đưa ra những nguyên tắc khá đầy đủ đối với tổ chức phát hành. Theo đó, doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo nguyên tắc tự vay, tự trả; Và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn và đảm bảo khả năng trả nợ.

Mục đích phát hành trái phiếu cũng đã được quy định; bao gồm: để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư; tăng quy mô vốn hoạt động; cơ cấu lại nguồn vốn của chính doanh nghiệp hoặc mục đích phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Doanh nghiệp phải nêu cụ thể mục đích phát hành tại phương án phát hành; công bố thông tin cho nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu.

Việc sử dụng vốn huy động từ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp phải đảm bảo đúng mục đích theo phương án phát hành; cùng nội dung công bố thông tin cho nhà đầu tư. Các nhà đầu tư cũng được cảnh báo phải cẩn trọng khi đầu tư trái phiếu; khi pháp luật quy định nhà đầu tư tự đánh giá rủi ro; và tự chịu trách nhiệm về việc mua trái phiếu doanh nghiệp.

Các chuyên gia cũng nhận định, nhu cầu trái phiếu doanh nghiệp vẫn cao với lãi suất khó giảm

nhu cầu trái phiếu doanh nghiệp vẫn cao với lãi suất khó giảm
Nhu cầu trái phiếu vẫn tăng cao với lãi suất khó giảm

Sang quý 3/2021, các chuyên gia cũng nhận định, nhu cầu trái phiếu doanh nghiệp vẫn cao với lãi suất khó giảm. Dù lãi suất phát hành trái phiếu doanh nghiệp nằm trong xu hướng giảm từ quý 3/2020 đến nay; nhưng rất nhỏ so với mức giảm mạnh của lãi suất tiền gửi tại ngân hàng.

Hiện chênh lệch giữa lãi suất phát hành trái phiếu doanh nghiệp; lãi suất tiền gửi giữ ở mức cao giúp thị trường trái phiếu tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2021.

Ngoài ra, thanh khoản các ngân hàng thương mại vẫn khá dồi dào. Ngân hàng Nhà nước vẫn duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng để hỗ trợ nền kinh tế đang bị ảnh hưởng bởi đợt dịch Covid-19 lần 4. Do đó, lãi suất tiền gửi có thể vẫn giữ ở mức thấp; và chỉ tăng nhẹ vào cuối năm 2021; lợi tức từ trái phiếu doanh nghiệp vẫn hấp dẫn so với kênh đầu tư tiền gửi.

Đồng thời, hạn mức tín dụng của các ngân hàng thương mại; dù mới được nới rộng nhưng vẫn còn ở mức thấp so với cùng kỳ. Đồng thời thấp hơn đề xuất của các ngân hàng thương mại.

Bên cạnh đó, việc tiếp cận vốn tín dụng giá rẻ của các ngân hàng không dễ đối với các doanh nghiệp không nằm trong các nhóm ngành được ưu tiên. Hoặc bị hạn chế về tài sản đảm bảo như các doanh nghiệp bất động sản.

Kết luận

Vì vậy, theo các chuyên gia, nhu cầu huy động vốn vay qua phát hành trái phiếu vẫn cao. Lãi suất phát hành bình quân sẽ vẫn dao động quanh mức khoảng 10%/năm.

Lãi suất trái phiếu (DN) tiếp tục cao hơn nhiều so với kênh gửi tiết kiệm ngân hàng (NH). Đồng thời thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. Dù vậy, nhiều chuyên gia khuyến cáo cần cẩn trọng trong bối cảnh dịch Covid-19 phức tạp. Điều đó khiến hoạt động của DN còn khó khăn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *