Nhà đầu tư phái sinh vừa trải qua một phiên giao dịch đau đầu nhất. Tình trạng này có thể kéo dài nếu như hiện trạng dịch bệnh còn diễn ra phức tạp. Biến chung Delta của covid – 19 lây lan khá nhanh. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà sự lưu thông lẫn giá cả hàng hóa cũng ảnh hưởng không nhỏ. Cung – cầu bất cập nhưng giá cả mới là điều đáng nói. Dịch bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng giảm của thị trường chứng khoán. VN-Index vừa rồi đã trải qua 3 phiên giao dịch và các mã đều tăng giá. Chỉ có 3 mã giảm giá ở thời điểm này dựa trên chỉ số VN30. Vậy có nên hay không việc các nhà đầu tư giải ngân ở giai đoạn dịch bệnh phức tạp như thế này?
Mục Lục
VN-Index vừa trải qua 3 phiên tăng giảm
Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 7, chỉ số VN-Index tăng 16,45 điểm (1,27%). Trong đó có 259 mã cổ phiếu tăng giá và 113 mã giảm giá. Chỉ số VN30 có 30 mã cổ phiếu thì hôm nay có tới 27 mã tăng giá. Chỉ có 2 mã giảm giá và 1 mã đứng ở mốc tham chiếu. Kết thúc phiên chỉ số này tăng tới gần 20 điểm (1,38%). Trong phiên giao dịch hôm nay thanh khoản cũng đã được cải thiện đáng kể so với những phiên trước đó. Tính riêng trên HOSE, giá trị khớp lệnh đạt 21,7 ngàn tỷ đồng. Trong khi ở những phiên trước đó giá trị khớp lệnh chỉ ở quanh mức 15 ngàn tỷ đồng.
Như vậy là VN-Index đã có 3 phiên tăng điểm liên tiếp. Chỉ tính riêng trong tuần này VN-Index đã tăng 46,7 điểm, tương ứng với mức tăng 3,57%. Nếu tính riêng tháng 7 thì đây là tháng mà chỉ số VN-Index có mức giảm điểm rất mạnh. Tình trạng này được ghi nhận sau 5 tháng tăng điểm liên tục trước đó. Sau khi đạt đỉnh ở mức 1.424 điểm hôm 2/7; VN-Index có thời điểm đã rơi xuống mốc 1.125,6 điểm. Tức là VN-Index mất đi 200 điểm so với mức đỉnh.
Như vậy tính tới phiên giao dịch cuối cùng thì trong tháng 7 chỉ số VN-Index đã mất đi 100 điểm. Con số này tương đương khoảng 7% so với hồi cuối tháng 6. Mặc dù khá lạc quan về triển vọng trung và dài hạn của thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhiều chuyên gia chứng khoán hiện vẫn tỏ ra khá thận trọng về sự vận động trong ngắn hạn của thị trường.
Cần tiên lượng các trường hợp rủi ro có thể xảy ra
Rủi ro lớn nhất hiện nay cần phải đề cập tới là tình hình dịch bệnh Covid-19. Tại Việt Nam, tình hình dịch bệnh hiện vẫn diễn ra rất phức tạp. Trong khi trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước là TP.HCM vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy đã đạt đỉnh dịch. Mặc dù thành phố đã tiến hành giãn cách xã hội ở mức cao nhất trong 2 tuần qua. Tại thủ đô Hà Nội tình hình dịch bệnh đã bắt đầu diễn biến phức tạp hơn. Chính quyền Thủ đô phải bắt đầu tiến hành giãn cách xã hội từ tối thứ Sáu tuần trước (23/7).
Tình hình tại nhiều địa phương phía Nam, trong đó có những địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp như Bình Dương hay Đồng Nai số ca bệnh cũng đang tăng lên hàng ngày. Đã có rất nhiều doanh nghiệp, trong đó có cả những doanh nghiệp với hàng ngàn công nhân trong khu công nghiệp phải đóng cửa nhà máy để chống dịch. Sự vận động tích cực của chỉ số VN-Index trong tuần qua đã làm vơi đi phần nào tâm trạng lo lắng của nhà đầu tư trong nước. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần hết sức thận trọng khi ra quyết định giải ngân trong giai đoạn này.
Giá trị cổ phiếu phái sinh trong nước ảnh hưởng do dịch Covid – 19
Không chỉ các doanh nghiệp lớn, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh cá thể hay những người hành nghề lao động tự do cũng rất bi đát. Thu nhập của doanh nghiệp và người dân bị giảm sút. Họ sẽ phải tiết giảm chi tiêu tới mức tối đa. Từ đó ảnh hưởng tiêu cực tới tình hình kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Lấy chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất của Việt Nam làm ví dụ. Chỉ số này đã giảm mạnh từ 53,1 trong tháng 5 xuống còn 44,1 trong tháng 6.
Dữ liệu này cho thấy rõ ảnh hưởng của làn sóng mới nhất của đại dịch Covid-19. Nó tác động lên lĩnh vực sản xuất của Việt Nam khi các công ty phải đóng cửa ở những khu vực bị giãn cách. Từ đó dẫn đến sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới của toàn bộ lĩnh vực sản xuất bị giảm mạnh. Một điểm nữa không thể không nhắc tới là tình hình dịch Covid-19 tại Mỹ và Trung Quốc trong những ngày gần đây. Ở đây lại đang dần phức tạp lên với số lượng ca nhiễm do biến chủng Delta tăng lên rõ rệt.
Giá trị tương lai của các nhóm cổ phiếu phái sinh rất khó đoán
Nên nhớ, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn của nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Trong khi Trung Quốc không chỉ là thị trường tiêu thụ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Mỹ còn là nguồn cung ấp nguyên vật liệu đầu vào cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, nợ xấu ngân hàng chắc chắn sẽ tăng lên trong thời gian tới. Điều này ảnh hưởng tiêu cực tới bảng cân đối kế toán của các ngân hàng thương mại trong nước.
Giới phân tích chứng khoán cho rằng, sau quá trình giảm sâu thì sự đi lên của chỉ số trong những ngày qua chỉ là một nhịp hồi kỹ thuật và rủi ro ngắn hạn của thị trường vẫn hiện hữu. Đặc biệt là khi VN-Index tiếp cận mốc 1.330 điểm. Có rất nhiều nhà đầu tư cho rằng, những gì xấu nhất thì cũng đã xuất hiện và được phản ánh vào giá cổ phiếu trong thời gian qua. Tuy nhiên, với tốc độ lan nhanh và rất khó dự đoán của biến chủng Delta; sẽ là chủ quan khi nhận định rằng tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam đã đi qua giai đoạn xấu nhất. Giờ là lúc nhà đầu tư nên hết sức thận trọng trong việc ra quyết định giải ngân.