Bên cạnh việc thờ cúng tổ tiên, ông bà, thì thờ tượng Phật ở nhà cũng được xem là một việc làm vô cùng quan trọng, rất có ý nghĩa đối với trong lòng của người Việt. Đức Phật chính là sự hiện hữu của cái thiện, cho nên việc chúng ta thờ Phật sẽ đem lại cho gia chủ những điều tốt lành, may mắn trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc lập bàn thờ Phật tại nhà không phải đơn giản, gia chủ cần phải biết và tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc của Phật giáo, lựa chọn nội thất trang trí cũng như các vật dụng để việc thờ cúng đạt được như mong muốn. Chính vì thế, hôm nay warnrbros muốn gửi cho các bạn những thông tin về việc lựa chọn nội thất trang trí, đồng thời nguyên tắc bạn cần phải biết.
Mục Lục
Ý nghĩa của bàn thờ Phật đối với người phương Đông
Tín ngưỡng thờ cúng là một trong những nét đẹp văn hóa của cha ông xưa để lại. Được con cháu duy trì và phát triển từ ngàn đời nay. Việc thờ cúng bao gồm: thờ Phật, Thần Thánh, Gia Tiên. Tuy nhiên, mỗi nhà lại thờ khác nhau, có thể lập một ban thờ để thờ gia tiên. Có thể lập nhiều ban thờ khác nhau. Hiện nay, bàn thờ Phật đơn giản cũng được khá nhiều gia đình lập và cúng lễ hàng ngày. Vì việc này mang lại nhiều ý nghĩa tốt đẹp cho con người.
Bàn thờ Phật giúp gia chủ khai tâm, thanh tịnh, thanh lọc tâm hồn hàng ngày. Qua những bài giảng kinh Phật nhẹ nhàng, sâu sắc. Từ đó, nhắc nhở mọi người hằng ngày phải chú ý đến từng câu nói, cử chỉ, hành động sao cho đúng đạo. Đó là nền tảng để rèn luyện, phát triển bản thân trở thành người tốt, có ích cho gia đình và xã hội.
Lập bàn thờ Phật trong nhà cũng giúp xua đuổi ma quỷ dữ, tà khí,… Ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe gia đình và vận mệnh của từng người. Tín ngưỡng thờ Phật còn thể hiện mong ước về sự bình an thanh thản đến với gia đình. Nhằm giải thoát tai ương, vận hạn. Có những người từng gây ra lỗi lầm trong quá khứ, khi giác ngộ, họ cũng lập bàn thờ Phật để tu. Sám hối hàng ngày với mong ước giảm nhẹ tội lỗi khi còn ở trần gian.
Những nguyên tắc cần biết khi lập bàn thờ Phật
Vị trí đặt bàn thờ đúng mang lại tốt lành cho gia chủ
Không gian thờ cúng là nơi thanh tịnh, trang nghiêm nên thường được đặt ở vị trí trang trọng nhất của ngôi nhà. Với những gia đình có diện tích nhỏ thì bàn thờ được đặt ở không gian chính thường là phòng khách và ở vị trí cao nhất. Gia chủ có thể thờ bằng án gian hoặc tủ thờ. Với gia đình có diện tích rộng thì lập phòng thờ riêng ở tầng cao nhất là hợp lý nhất. Phòng thờ thường yên tĩnh và sạch sẽ, thông thoáng.
Hướng đặt bàn thờ hợp phong thủy
Trong tâm linh phong thủy nói chung, cách đặt, hướng đặt bàn thờ là yếu tố vô cùng quan trọng. Với bàn thờ Phật đơn giản, gia chủ có thể dựa trên mệnh của mình để chọn hướng đúng:
Người mệnh Đông thì có thể an vị bàn thờ ở những hướng sau: Khảm (Bắc), Tốn (Đông Nam), Chấn (Đông), Ly (Nam). Trong khi Người mệnh Tây có thể tham khảo các hướng: Đoài (Tây), Càn (Tây Bắc), Cấn (Đông Bắc), Khôn (Tây Nam).
Nhiều người cũng cho rằng: bàn thờ Phật đơn giản có thể đặt theo hướng Tây Bắc của ngôi nhà hoặc phòng thờ vì đây là hướng tượng trưng cho phương trời Tây Thiên Cực Lạc của Đức Phật.
Những điều kiêng kỵ cần nắm khi đặt bàn thờ Phật
Khi lập bàn thờ Phật trong nhà, gia chủ tuyệt đối cần kiêng kỵ những điều sau:
Không sử dụng đồ đã thờ để thờ Phật
Tránh đặt bàn thờ theo hướng Đông Bắc nhìn về hướng Tây Nam. Hướng Đông Bắc vì đây là hướng Ngũ Quỷ
Không đặt bàn thờ Phật đơn giản gần nhà tắm, nhà vệ sinh, nơi ẩm thấp,.. Hay nơi ồn ào, đi lại nhiều; hay không gian riêng tư như phòng ngủ.
Mỗi bàn thờ Phật, bàn thờ Thần thì nên để một bát hương riêng.
Thờ cúng là việc quan trọng nên tránh được những điều kiêng kỵ không chỉ không phạm vào quy tắc phong thủy. Mà còn giúp gia chủ tránh được những tai họa không đáng có
Lựa chọn vật dụng để trang trí cho bàn thờ Phật
Khi bài trí bàn thờ Phật trong nhà, gia chủ không sử dụng đồ đã thờ để thờ Phật. Gỗ được dùng làm bàn thờ phải là gỗ mới. Tuyệt đối không được dùng gỗ đã qua sử dụng. Nếu thờ cả tượng Phật, tượng Bồ tát và các vị thần minh khác. Thì Phật và Bồ tát đặt ở ban trên, các vị minh thần ở phía dưới. Bên cạnh tượng Phật, một bàn thờ Phật sẽ có thêm các phụ kiện thờ cúng bằng đồng. Như lư hương cắm nhang, lọ hoa, mâm bồng, ngai chén, đôi đèn thờ v.v…
Bát lư hương và bình hoa
Bát hương đặt giữa bàn thờ Phật không nên quá đầy tro, có thể rút bớt chân hương vào ngày 15 âm lịch hàng tháng cho sạch sẽ. Chuông trên bàn thờ Phật, sau khi niệm Phật xong, thắp nhang lên bát hương rồi gõ 3 tiếng chuông.
Bình hoa nên đặt ở bên phải bàn thờ Phật nếu nhìn từ ngoài vào và tốt nhất là dùng hoa sen, hoa huệ hoặc cây sống đời. Để trưng trên bàn thờ Phật. Điều này thể hiện sự tôn kính đối với Phật.
Đĩa đựng trái cây cùng Phật
Dĩa đựng trái cây cúng dường Phật không dùng cho việc khác hay bàn thờ khác. Tuyệt đối không cúng mặn, không sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ…Để dâng cúng trên bàn thờ Phật. Đặt dĩa trái cây ở bên trái bàn thờ Phật nếu nhìn từ ngoài vào. Dùng tịnh thủy, hay còn gọi là nước sạch để cúng dường Phật. Tịnh thủy đặt ở giữa hay bên trái bàn thờ. Cạnh dĩa trái cây và lưu ý không được dùng ly đựng nước cúng dường ở bàn thờ Phật cho bất kỳ việc nào khác.
Tượng phật vật không thể thiếu
Tượng Phật là vật quan trọng không thể thiếu trên bàn thờ Phật đơn giản. Gia chủ có thể chọn tượng Phật bằng đá, gỗ, đồng…. Phổ biến hiện nay là các mẫu tượng Phật bằng đồng có ưu điểm là độ bền và độ chân thực nên được nhiều người lựa chọn nhất. Gia chủ nên tìm hiểu địa chỉ thỉnh tượng Phật ở đâu đẹp, uy tín, linh thiêng. Bởi vì, đó chính là thể hiện ự tôn trọng của bạn đối với đấng tối cao.
Bộ ngai chén đồng đựng nước,rượu
Bộ ngai chén gồm 2 loại: ngai 3 chén và ngai 5 chén. Ngai 3 chén dùng theo bộ đồ thờ cao 30,40,50cm. Ngai được đúc tinh xảo hình rồng,phượng,có đế liền để đặt 3 chén vừa sang trọng,gọn gàng trên bàn thờ. Ngai 5 chén dùng cho bộ. Đặc biệt những vật dụng này phải là mới, không được thờ cùng đồ đã được sử dụng qua.