Theo thông tin công bố, tỷ giá ngoại tệ đang có xu hướng giảm, đồng USD lao dốc vì chỉ số lạm phát tăng. Điều này đặt ra mối lo ngại cho các nhà kinh tế liên bang Mỹ. Nếu lạm phát tiếp tục tăng cao, đồng tiền USD tiếp tục mất giá, thì giải pháp gì để duy trì nền kinh tế thị trường. Theo đó các nhà kinh tế sẽ xem xét về việc không tăng lãi suất để kiểm soát tình trạng đó xảy ra. Cùng với đó, đồng USD trong nước cũng giảm mạnh. Theo số liệu thu thập được, giá 1 USD trong nước là 23.178 đồng.
Mục Lục
Chỉ số lạm phát và tỷ giá ngoại tệ quốc tế USD
Sáng 12/8 (theo giờ Việt Nam); trên thị trường quốc tế; chỉ số USD Index đứng ở mức 92,892 điểm; giảm 0,015 điểm; tương đương để mất 0,02%. Đồng USD bất ngờ lao dốc khi chỉ số lạm phát tăng cao; và mối lo ngại Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể xem xét khả năng không tăng lãi suất.
Bộ Lao động Mỹ vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 7 của Mỹ tăng 0,5%; đúng bằng dự báo của các nhà kinh tế và thấp hơn mức tăng 0,9% trong tháng 6. So với một năm trước, CPI tăng 5,4%; cũng đúng bằng với dự báo trước đó.
Giải pháp của Cục dự trữ liên bang Mỹ
Với mức lạm phát có dấu hiệu đạt đỉnh như hiện tại; nhiều dự báo cho rằng; Cục dự trữ liên bang Mỹ có thể sẽ không tăng lãi suất. Việc Fed không tăng lãi suất để duy trì đà hồi phục bền vững của nền kinh tế lại là một tín hiệu tốt đối với vàng.
Bên cạnh đó, gói chi tiêu cho cơ sở hạ tầng ở mức cao kỷ lục 1.000 tỷ USD; cũng gây áp lực lên đồng bạc xanh. Tuy nhiên, theo CNBC; nhà đầu tư tập trung quan tâm vào chỉ số lạm phát lõi (core inflation); tức là không tính đến giá thực phẩm và năng lượng thường xuyên biến động. Cụ thể, lạm phát lõi tháng 7 là 0,3%; thấp hơn so với mức 0,4% mà các chuyên gia dự báo.
Hiện các nhà đầu tư đang hướng sự quan tâm về số liệu tình trạng thất nghiệp; và các số liệu về tâm lý người tiêu dùng trong tháng 8 được đưa ra vào cuối tuần. Về mặt chính sách tiền tệ; các chuyên gia kinh tế cho rằng xu hướng USD sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ bất kỳ cuộc thảo luận nào; của thành viên Ủy ban Thị trường mở liên bang (FOMC) trong tuần này.
Trong nước đồng USD cũng giảm mạnh
Trên thị trường trong nước, ngày 11/8, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD ở mức 23.178 đồng/USD. Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước là 22.975 – 23.823 đồng (mua – bán)
Giá USD tại ngân hàng Vietcombank hiện được niêm yết: 22.700 – 22.900 đồng/USD. VietinBank: 22.715 – 22.915 đồng/USD. ACB: 22.730 – 22.890 đồng/USD. Tại một số ngân hàng thương mại lớn, giá USD mua vào và bán ra như sau: Vietcombank: 26.309 – 27.402 đồng; VietinBank: 26.319 – 27.339 đồng; ACB: 26.483 – 26.985 đồng. Trên thị trường “chợ đen”; đồng USD được giao dịch ở mức 23.190 – 23.290 VND/USD.
Giá vàng tăng mạnh do đồng USD
Giá vàng đảo chiều bật tăng mạnh ngay sau khi Báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 của Mỹ được công bố. Cụ thể, Bộ Lao động Hoa Kỳ cho biết, CPI đã tăng 0,5% trong tháng 7.2021; sau khi tăng 0,9% trong tháng 6.2021. Dữ liệu phù hợp với dự báo đồng thuận của các nhà kinh tế. Trong năm; lạm phát Mỹ đã tăng 5,4%.
Tuy nhiên, thị trường vàng có thể tiếp tục kéo dài chuỗi ngày khó khăn vì đồng USD vẫn ở mức cao. Sau khi mất gần 100 USD vào tuần trước; vàng sẽ cần một thời gian để ổn định và tìm lại các mức hỗ trợ mới. Dưới góc độ kỹ thuật, giới kinh doanh dự báo trong vài ngày tới giá vàng có thể vượt qua mức cản 1.750 USD/ounce để hướng tới 1.800 USD/ounce. Ngược lại, giá vàng sẽ lùi về 1.700 USD/ounce; và nếu mức giá này bị phá vỡ thì rơi xuống vùng 1.675 USD/ounce.
Nhà phân tích thị trường cấp cao Edward Moya của OANDA nhận định; các chỉ số kỹ thuật đối với vàng trông rất tệ; nhưng nếu giá có thể ổn định trong khoảng 1.700 – 1.750 USD/ounce; điều đó có thể cho phép một số nhà đầu tư dài hạn tham gia vào thị trường.