-->

Đạt lợi nhuận từ đầu tư an toàn bài toán khó hay dễ thị trường chứng khoán

(TCK) Lựa chọn đầu tư an toàn vào cổ phiếu nào cho hiệu quả, đầu tư theo phong cách nào để an toàn vốn luôn là câu hỏi được nhiều nhà đầu tư quan tâm khi tham gia thị trường chứng khoán.Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, trong vòng 21 năm kể từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam thành lập, hiệu suất đầu tư cổ phiếu hàng năm vào khoảng 16%, cao hơn so với đầu tư vào vàng hay bất động sản. Nếu như năm 2000 chỉ đầu tư 100 triệu đồng thì đến nay, số tiền này đã tăng lên hơn 2,2 tỷ đồng.

Đầu tư an toàn khi tham gia thị trường chứng khoán

Đầu tư an toàn khi tham gia thị trường chứng khoán
Đầu tư an toàn khi tham gia thị trường chứng khoán

Dù vậy, trong suy nghĩ của không ít người dân và cả nhà đầu tư. Chứng khoán là kênh rủi ro, thường xuyên thua lỗ và dễ mất vốn. Tại sao lại có sự trái ngược như vậy?

Câu trả lời nằm ở chỗ, nhiều người dân tham gia vào TTCK nhưng không đi đường dài. Khi mới thua lỗ đã cay đắng chấp nhận bỏ cuộc. Nhiều người bỏ vốn vào các doanh nghiệp tồi, khi doanh nghiệp sa sút hoặc phá sản. Hiển nhiên họ mất trắng. Có những người bị lừa, mua cổ phiếu của những công ty “bánh vẽ”. Đến khi lãnh đạo doanh nghiệp bị bắt, bị đưa ra tòa xử về tội lừa đảo, nhà đầu tư cũng trắng tay. Họ sợ chứng khoán là vì thế.

Kinh nghiệm và bài học khi đầu tư chứng khoán

Nhưng vẫn có không ít nhà đầu tư thắng lợi khi đồng hành với thị trường, tài sản lớn họ có được ngày nay là từ TTCK, từ những doanh nghiệp tốt mà họ đã tin tưởng bỏ vốn đầu tư. Có nhiều doanh nghiệp từ quy mô rất nhỏ ngày đầu lên sàn, giờ đã vươn lên top đầu ở các ngành nghề, lĩnh vực nhờ đồng vốn huy động từ thị trường, từ thương hiệu tốt trên TTCK để mở mang sản xuất, đầu tư nhà máy mới.

Nhà đầu tư có lời, doanh nghiệp có cơ hội củng cố nội lực. Nâng tầm quy mô và chất lượng quản trị, Nhà nước thu được thuế, phí và tận dụng được nền tảng của một thị trường tài chính bậc cao để phát triển nền kinh tế. Một thị trường “cùng thắng” trên nền tảng đầu tư khôn ngoan và dài hạn như vậy. Cần được tạo lập trên nền tảng chính sách quản lý, hỗ trợ minh bạch, thống nhất và có thể đoán định.

Đầu tư an toàn với tiêu điểm Tìm ‘củ cà rốt’ cho chứng khoán

Đó là nội dung mà Đầu tư Chứng khoán muốn đề cập trong Tiêu điểm với chủ đề “Tìm ‘củ cà rốt’ cho chứng khoán” của số báo tuần này.

Tại cuộc họp trực tuyến với cộng đồng doanh nghiệp hôm 8/8 vừa qua. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo Bộ Tài chính có giải pháp phát triển TTCK trở thành kênh huy động vốn trung dài hạn cho nền kinh tế; Từ đó thu hút được sự quan tâm của giới đầu tư.

Để một thị trường cùng thắng

Chỉ khi thị trường phát triển một cách bền vững. các chủ thể mới vững tâm bỏ tiền đầu tư và đồng hành lâu dài; Để tận dụng cơ hội trong dài hạn.

Dòng tiền vốn rất thông minh, nó sẽ tự tìm đến nơi thuận lợi. Bởi thế đại dịch Covid-19 đem đến cơ hội. Tạo cú huých cho TTCK phát triển, góp phần khơi thông nguồn lực tích lũy trong dân chúng.

Nhưng nguồn lực này vẫn mang tâm lý dè chừng. Vẫn luôn nơm nớp lo sợ một ngày nào đó “mất nhiều hơn được” bởi vậy vẫn còn chảy dè dặt so với nhiều TTCK trên thế giới.

Làm thế nào để “níu giữ” dòng tiền hiện hữu

Làm thế nào để “níu giữ” dòng tiền hiện hữu
Làm thế nào để “níu giữ” dòng tiền hiện hữu

Có rất nhiều giải pháp được giới chuyên gia. Được các thành viên thị trường trao đổi, mổ xẻ trong số báo này, với niềm tin rằng một ngày kia người dân sẽ an tâm phân bổ một phần tích lũy vào TTCK. Như nhiều nền kinh tế phát triển đã kinh qua.

Chỉ như vậy, TTCK mới có thể làm tốt chức năng dẫn vốn vào nơi cần và hiệu quả. Người dân có kênh đầu tư tốt, và cũng gián tiếp đẩy lùi những kiểu đầu tư “chông chênh”. Hay những vụ lừa đảo tiền ảo đa cấp hàng ngàn, chục ngàn tỷ hoặc các phong trào đầu tư lan đột biến đầy thảm khốc… vừa qua. Khi đó, TTCK dẫu vẫn là một thị trường bậc cao nhưng sẽ phổ cập thành kênh đầu tư của mọi nhà.

Thị trường chứng khoán xoay trụ

Các nhóm trụ cột “truyền thống” có còn hấp dẫn hay những nhóm khác. Sẽ nổi lên cũng là vấn đề được Đầu tư Chứng khoán đề cập trong chuyên mục Tiêu điểm của số báo tuần này.

Nói lại câu chuyện định giá chung toàn thị trường, CTCK BSC nhận định. Trong tháng 7, P/E đã giảm mạnh từ 19,2 xuống 16,5 và P/E VN-Index được dự báo tăng lên mức 17,5 trong tháng 8. Còn theo CTCK MASVN, sau khi điều chỉnh trong tháng 7; mức P/E thị trường hiện tại đã quay về vùng định giá hấp dẫn. Xét về cả so sánh lịch sử lẫn so sánh tương đối với các thị trường khác.

Đáng chú ý hơn là P/E của VN-Index giảm có sự đóng góp quan trọng; Từ tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp. Cụ thể, theo tính toán của BSC. P/E thị trường trong tháng 7 (giảm 14%) từ mức giảm 6,9% của VN-Index và giảm 7%. Từ mức cải thiện lợi nhuận quý II/2021.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *