-->

Chợ truyền thống đặt mục tiêu hoạt động trở lại tại HCM

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, một số chợ truyền thống trên địa bàn TP.HCM đã tạm ngừng hoạt động hoặc thu hẹp phạm vi hoạt động và phát phiếu chẵn để thực hiện đúng quy định phòng chống dịch. Thời gian qua, chợ truyền thống đang chuyển đổi hình thức kinh doanh trong bối cảnh cạnh tranh với các cửa hàng tiện ích, bách hóa hiện đại. Hiện tại, diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 tại TP.HCM buộc các tiểu thương chợ truyền thống phải tiếp tục thích ứng nhanh với phương thức bán hàng qua mạng để duy trì doanh thu.

Chuyển đổi hình thức kinh doanh

Chuyển đổi hình thức kinh doanh
Chuyển đổi hình thức kinh doanh

Sau 2 lần tạm đóng cửa do liên quan đến ca mắc COVID-19, chợ Bình Thới (Quận 11) đã tiếp tục đi vào hoạt động từ ngày 1.8. Thay vì hoạt động trong nhà lồng thì giờ đây, các sạp hàng đã được chuyển hẳn ra ngoài sân.

Ông Nguyễn Bá Tùng – trưởng ban quản lý chợ – cho biết chợ hoạt động từ 7-9h sáng hàng ngày, mỗi ngày, ban quản lý chợ bố trí cho 15-20 tiểu thương kinh doanh thực phẩm thiết yếu như cá, thịt, rau, củ, trái cây.

Mỗi lượt, ban quản lý yêu cầu tối đa 30 người được vào chợ đi theo một chiều. Các sạp hàng đều được trang bị vách ngăn chắn giọt bắn ở trước quầy hàng.

“Chúng tôi yêu cầu thương nhân phải đóng gói toàn bộ hàng hóa theo combo sẵn. Để hạn chế thời gian lưu lại khu vực mua sắm. Ngoài ra, sau mỗi ngày hoạt động, chợ sẽ được sát khuẩn, đồng thời cứ 5 ngày, các tiểu thương và thành viên ban quản lý chợ được thực hiện xét nghiệm COVID-19 một lần” – ông Tùng cho hay.

Chợ Nguyễn Đình Chiểu mở cửa trở lại

Từ ngày 9.8, chợ Nguyễn Đình Chiểu (quận Phú Nhuận) cũng đã mở cửa trở lại. Để chợ đi vào hoạt động nhưng vẫn đảm bảo an toàn, ban quản lý chợ chọn ra 15 tiểu thương đã tiêm vaccine chia đều các ngành rau củ, thịt và hải sản đảm bảo giãn cách, gian hàng có màn ngăn… Chợ cũng triển khai bán theo combo đóng gói sẵn, khách phải tuân thủ nghiêm các quy định 5K.

Chợ đầu mối vẫn phải chờ công văn

Đại diện Công ty Quản lý và Kinh doanh chợ Bình Điền cho biết. Hiện cũng đã có phương án khôi phục hoạt động chợ đầu mối. Tuy nhiên, tình hình dịch COVID-19 tại địa bàn quanh chợ vẫn còn diễn biến phức tạp. Liên tục phát sinh ca nhiễm mới… nên quận chưa cho phép hoạt động trở lại.

Sở Công thương TPHCM cũng đề nghị Công ty Quản lý và Kinh doanh chợ Bình Điền. Ưu tiên xây dựng phương án theo hướng tổ chức điểm tập kết. Và trung chuyển hàng hóa tạm thời trong thời gian sớm nhất với mục đích. Tạo vị trí thuận lợi cho việc tập kết và trung chuyển hàng hóa đến các kênh phân phối khác trên địa bàn.

Chợ Đầu mối Hóc Môn

Còn tại chợ đầu mối Hóc Môn, dù chợ đã có phương án tổ chức. Nhưng vẫn chưa được UBND huyện Hóc Môn cho phép triển khai mô hình điểm tập kết, trung chuyển.

Theo Sở Công thương TPHCM, hiện thành phố có 40 chợ đang hoạt động. Và 197 chợ tạm ngưng (tính cả 3 chợ đầu mối) trong tổng số 237 chợ. Như vậy, TP có thêm 8 chợ được hoạt động lại so với thời điểm cuối tháng 7.

Cát Lái đóng 70 container/ngày để xuất khẩu gạo

Công suất 70 container/ngày quá thấp

Công suất 70 container/ngày quá thấp
Công suất 70 container/ngày quá thấp

Trao đổi với PV Lao Động chiều 15.8, ông Nguyễn Trung Kiên – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết: Với công suất 70 container/ngày, trung bình mỗi container khoảng 25 tấn gạo. Tức là mỗi ngày có 1.750 tấn gạo được đóng rút để xuất khẩu, không đáng kể so với nhu cầu thực tế bởi hiện nay.

Ngoài những doanh nghiệp lớn có khả năng đóng gạo vào container tại kho, thì nhiều doanh nghiệp vẫn phải chở gạo về Bến 125 Cảng Cát Lái để đóng rút. Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Long – ông Nguyễn Chánh Trung cũng cho rằng. Mặc dù mở lại các cảng, nhưng công suất và lưu lượng đóng cũng khó thông ngay lúc này bởi liên quan đến rất nhiều vấn đề cộng sinh trong xuất khẩu gạo.

Cả người bán và người mua đều dè chừng

Theo doanh nhân Nguyễn Chánh Trung, hoạt động xuất khẩu gạo hiện nay đang rất trầm lắng. Bởi ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 khiến logistics kho bãi – phân phối – giao hàng rất hạn chế lúc này.

“Các doanh nghiệp đang nỗ lực tìm cách thích ứng. Mặc dù vậy, hiện tại, người mua hay người bán đang rất cầm chừng. Không chủ trương giao dịch nhiều” – ông Nguyễn Chánh Trung cho hay.

Liên quan đến vấn đề giao dịch gạo trầm lắng, nhiều doanh nghiệp “thanh minh” về lý do không đẩy mạnh mua gạo trong khi vụ hè thu của nông dân tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long rất cần tiêu thụ, ông Phan Xuân Quế – Tổng Giám đốc Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1), cho biết: “Tỉnh An Giang vừa rồi có phản ánh chúng tôi không tích cực thu mua lúa và Vinafood 1 đã làm việc với An Giang. Báo cáo số liệu là hệ số lấp đầy kho 85% nên không còn chỗ chứa, cần giải phóng hàng mới có thể thu mua được”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *