Báo cáo thị trường bất động sản quý 2 cho biết dư nợ tín dụng của kinh doanh bất động sản đạt hơn 600.000 tỷ đồng; mức tăng không nhiều so với cùng kỳ. Cụ thể dư nợ tín dụng ở các khu đô thị hoặc dự án phát triển nhà chiếm gần 25% tổng dư nợ tín dụng. Dư nợ tín dụng với các dự án văn phòng chiếm 8,2% tổng dư nợ tín dụng của hoạt động kinh doanh bất động sản.
Đáng nói cả bất động sản và ngân hàng là nhóm huy động vốn qua trái phiếu nhiều nhất. Đứng đầu là ngân hàng, nguồn vốn huy động qua trái phiếu đạt 36%. Chi tiết như thế nào cùng theo dõi bài viết của chúng tôi.
Mục Lục
Ngân hàng và bất động sản hút 130.101 tỷ đồng trái phiếu trong 6 tháng đầu năm
6 tháng đầu năm, nhóm ngân hàng và bất động sản hút 130.101 tỷ đồng trái phiếu, tương ứng 69,69% tổng lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Trong đó, nhóm ngân hàng dẫn đầu với 68.113 tỷ đồng, tương ứng 36%…
Cập nhật từ Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) cho thấy, trong tháng 6/2021, có 92 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong nước với tổng giá trị phát hành đạt 53.773 tỷ đồng.
Trong tháng 6, có khoảng 72,4% khối lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành không có tài sản bảo đảm, chủ yếu thuộc các nhóm ngành ngân hàng, chứng khoán. Trong nhóm trái phiếu bất động sản, 19,4% khối lượng trái phiếu phát hành không có tài sản bảo đảm.
Trong đó, có 91 đợt phát hành riêng lẻ với tổng giá trị phát hành là 52.274 tỷ đồng và 1 đợt phát hành ra công chúng giá trị 1.500 tỷ đồng của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC), kỳ hạn phát hành chủ yếu từ 1-3 năm.
Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2021, có 306 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong nước; với tổng giá trị phát hành đạt 186.683 tỷ đồng.
Trong đó, có 293 đợt phát hành riêng lẻ với tổng giá trị phát hành là 177.098 tỷ đồng; và 13 đợt phát hành ra công chúng giá trị 9.584 tỷ đồng.
Ngân hàng thương mại dẫn đầu về tổng giá trị phát hành
Nhóm các ngân hàng thương mại vẫn dẫn đầu với tổng giá trị phát hành đạt 68.113 tỷ đồng. Trong đó, có 85,3% trái phiếu phát hành với kỳ hạn từ 2-4 năm; lãi suất thấp từ 3-4,2%. Những ngân hàng có khối lượng lớn trái phiếu phát hành với lãi suất thấp, kỳ hạn ngắn hơn 5 năm; Bao gồm: ACB phát hành 11.200 tỷ đồng; VPBank 9.900 tỷ đồng; TPBank 6.000 tỷ đồng…
Nhóm bất động sản xếp vị trí thứ 2
Nhóm bất động sản xếp vị trí thứ 2 với tổng khối lượng phát hành 61.988 tỷ đồng. Trong đó, một số Công ty và Dự án phát hành khối lượng lớn như: Alpha City huy động 8.060 tỷ đồng trái phiếu phát hành bởi Công ty Cổ phần Đầu tư Golden Hill và Công ty Cổ phần Đầu tư Voyage, Vingroup 4.375 tỷ đồng…
Cũng trong 6 tháng đầu năm, có 2 đợt phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, gồm Tập đoàn Vingroup 500 triệu USD và trái phiếu xanh của Công ty Cổ phần Bất động sản BIM 200 triệu USD.
Tính riêng tháng 6 vừa qua, lãi suất phát hành đối với nhóm ngành bất động sản dao động trong khoảng 8,5-12,5%/năm. Đối với nhóm ngân hàng, không phải trái phiếu tăng vốn cấp 2; dao động trong khoảng 3- 4,2%/năm.
Tính từ đầu tháng 6 đến nay, nhóm các ngân hàng thương mại vẫn “áp đảo” với tổng giá trị phát hành đạt 31.989 tỷ đồng; chiếm 59,5% tổng khối lượng; trong đó có 4.189 tỷ đồng trái phiếu tăng vốn cấp 2.
Các ngân hàng huy động nhiều vốn trên thị trường trái phiếu trong tháng 6 vừa qua như: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); Ngân hàng Á Châu (ACB); Ngân hàng Phát triển TP.HCM (HDBank)…
Nhóm bất động sản xếp ở vị trí thứ 2 với 10.824 tỷ đồng phát hành. Nhóm năng lượng xếp vị trí thứ 3 về giá trị phát hành với 4.600 tỷ đồng; trong đó dự án nhà máy điện gió Ea Nam đã huy động 4.500 tỷ đồng từ trái phiếu.
Nhà đầu tư vẫn nên cẩn trọng
Bộ Xây dựng cho biết, Vụ Tài chính ngân hàng thuộc Bộ Tài chính khuyến cáo nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ rủi ro khi quyết định đầu tư TPDN riêng lẻ; tìm hiểu kỹ các điều kiện, điều khoản của trái phiếu; Cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành.